LỄ GIA TIÊN CÔNG GIÁO NÊN THỰC HIỆN THEO TRÌNH TỰ NHƯ THẾ NÀO LÀ CHU ĐÁO?

 

 

            Lễ Gia Tiên Công giáo là một trong những nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam và thường được tổ chức trước khi cử hành thánh lễ hôn phối tại thánh đường thiêng liêng. Chương trình lễ gia tiên đạo Công giáo như là như Lễ Dạm Ngỏ, Lễ Đính Hôn và Lễ Cưới tại tư gia là một trong những nghi thức cổ truyền mang ý nghĩa văn hóa, tôn giáo và tình cảm, góp phần khắc họa nét đẹp về truyền thống gia đình, văn hóa tâm linh và tình yêu thương của người Việt Nam.

           Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa hy vọng thông qua việc thực hiện đầy đủ các nghi thức lễ gia tiên theo nghi thức Công giáo. Không chỉ giúp bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống, mà còn tạo ra một không gian tâm linh, tình cảm và tôn giáo cho các cặp đôi trong lễ cưới của hai bạn.

 

 

 

Nội Dung Bài Viết :

  1. Nghi thức Lễ Gia Tiên theo Công Giáo là gì?
  2. Người Công Giáo có được thắp nhang, vái lạy không?
  3. Bàn thờ Gia Tiên của người Công Giáo bày trí thế nào là chuẩn?
  4. Nghi thức Lễ Gia Tiên theo Công Giáo gồm những gì?
  5. Lê Gia Tiên Công Giáo tổ chức vào Ngày Cưới hay Đám Hỏi?
  6. Lễ Gia Tiên theo Công Giáo diễn ra ở Nhà Trai hay Nhà Gái?
  7. Chuẩn bị Lễ Gia Tiên theo Công Giáo cần làm gì?
  8. Trình tự Lễ Gia Tiên Đính Hôn theo Công Giáo.
  9. Trình tự Lễ Gia Tiên Ngày Cưới theo Công Giáo.

 

 

 

1. Nghi thức Lễ Gia Tiên theo Công Giáo là gì?

 

 

            Gia Tiên ở đây có nghĩa là tổ tiên, các thế hệ đi trước của gia đình và dòng họ. Để thực hiện nghi thức Lễ Gia Tiên, người lớn trong nhà sẽ hướng dẫn Cô Dâu Chú Rể làm lễ “ra mắt” Ông Bà tổ tiên thông qua những hành động như thắp nhang, lễ lạy trước bàn thờ... mong tổ tiên chứng giám và phù hộ. Điều này xuất phát từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn" tốt đẹp của dân tộc ta, theo đó người Việt tin rằng dù đã qua đời nhưng Ông Bà vẫn hiện diện trong gia đình, sống cùng con cháu. Vì thế, nghi thức Lễ Gia Tiên của người Công Giáo đòi hỏi kết hợp giữa phong tục Cưới Hỏi truyền thống và Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo sao cho hài hòa, phù hợp nhất.

 

 

 

 

2. Người Công Giáo có được thắp nhang, vái lạy không?

 

 

            Trước đây, người Công Giáo từng do dự khi phải “phục lạy”, thắp nhang để bày tỏ lòng thành kính trước người quá cố, do hiểu lầm hành động này là thờ phượng – vốn chỉ dành riêng với Thiên Chúa. Cho đến ngày 14/11/1964, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đưa ra thông báo xác nhận việc xá lạy, thắp nhang... nơi bàn thờ Ông Bà tổ tiên, linh cữu là một cử chỉ nhằm bày tỏ lòng tôn kính, không phải là việc thờ phượng, kể từ đó nghi thức Lễ Gia Tiên dần dần được tổ chức trong những gia đình Công Giáo. Cho nên quan niệm về việc người Công Giáo không được thắp nhang, vái lạy ngày nay đã có cái nhìn cởi mở hơn nhiều.

 

 

3. Bàn thờ Gia Tiên của người Công Giáo bày trí thế nào là chuẩn?

 

             Bàn thờ Ông Bà tổ tiên của người Công Giáo thường được đặt phía dưới bàn thờ Thiên Chúa hoặc ở một nơi nào trang trọng trong nhà. Trên bàn thờ Ông Bà được trưng di ảnh, hoa nến,... để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, sự biết ơn, luôn nhớ về cội nguồn của gia đình, dòng họ nhưng không bày biện điều gì liên quan đến mê tín dị đoan là không có. Trong đời sống hàng ngày, người Công Giáo được phép đốt nhang, thắp nến, trưng hoa tươi, trái cây trên bàn thờ nhưng cần tiết giảm làm sao cho vừa phải để đúng ý nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà. Đối với ngày Cưới Hỏi, người Công Giáo có thể trang trí thêm giúp bàn thờ đẹp hơn, đồng bộ với những chi tiết khác, nơi làm Lễ Gia Tiên (nếu có thể) nên thờ tượng Chúa chịu nạn hoặc thánh giá ở phía trên, ngoài ra nên có dòng chữ “Thiên Chúa Là Tình Yêu".

 

 

 

 

4. Nghi thức Lễ Gia Tiên theo Công Giáo gồm những gì?

 

             Nghi thức Lê Gia Tiên theo Công Giáo được bắt đầu kể từ khi hai họ gặp mặt, chào hỏi, ổn định chỗ ngồi, giới thiệu các thành viên tham dự, giới thiệu chương trình cùng các sính lễ cần thiết... tương tự như buổi Lễ Gia Tiên truyền thống. Ngoài ra, còn có thêm những nghi thức nhằm bày tỏ lòng kính trọng, niềm tin với Thiên Chúa và lòng biết ơn, hiếu thảo với Ông Bà, Cha Mẹ bao gồm:

Tạ Ơn Thiên Chúa: Người Công giáo tin rằng Thiên Chúa là cội nguồn của mọi sự, Người tạo dựng nên vũ trụ và loài người, Người điều khiển mọi sự bao gồm cả chuyện nhân duyên, vì thế cả hai phải dâng lời Cảm Tạ Thiên Chúa.

Kính Nhớ Tổ Tiên: Sách Huấn Ca dạy rằng “Hãy ca tụng bậc cha ông đã sống qua các thời đại, công đức các ngài không chìm vào dĩ vãng, gia tài của các ngài là lũ cháu đàn con”. Nhờ công ơn của Ông Bà tổ tiên mà Cô Dâu Chú Rể có cơ hội nên duyên ngày hôm nay, do đó thành kính dâng lên Ông Bà tổ tiên nén nhang và thực hiện 03 lễ xá cũng là đúng đạo mà người con cháu trong gia đình nên làm.

• Lễ Mừng Cha Mẹ: Đối với công ơn chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, bao năm nuôi nấng dạy dỗ, đến nay con đã trưởng thành, đến ngày lập gia thất thì đây là cơ hội quý báu để cả hai tỏ lòng hiếu thảo

đối với Cha Mẹ như lời Thiên Chúa dạy: “Ngươi hãy thảo kính Cha Mẹ, kẻ nào nguyền rủa Cha Mẹ, sẽ bị xử tử... Ai nói với Cha Mẹ rằng: Những gì con có để giúp Cha Mẹ đều là lễ phẩm dâng lên cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thảo kính Cha Mẹ nữa. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ Lời Thiên Chúa".

 

 

5. Lễ Gia Tiên Công Giáo tổ chức vào Ngày Cưới hay Đám Hỏi?

 

            Đa phần các gia đình ngày nay vẫn duy trì đầy đủ các nghi lễ chính bao gồm Đám Hỏi (hay gọi là Lễ Đính Hôn), còn tổ chức Đám Cưới thì có Lễ Vu Quy ở bên Nhà Gái và Lễ Tân Hôn tại Nhà Trai. Trong tất cả những buổi lễ trên, một khi gia đình Công Giáo tổ chức Lễ Gia Tiên theo truyền thống thì cũng nên cử hành các nghi thức Tạ Ơn Thiên Chúa, Kính Nhớ Tổ Tiên, Lễ Mừng Cha Mẹ mà không cần phải phân biệt là Ngày Cưới hay Đám Hỏi, bởi vì lòng kính trọng và niềm tin nơi Thiên Chúa chính là cội nguồn của mọi sự.

 

 

6. Lễ Gia Tiên theo Công Giáo diễn ra ở Nhà Trai hay Nhà Gái?

 

           Điều này còn phụ thuộc vào việc: (1) Cả hai gia đình đều là người Công Giáo; (2) Hay chỉ có một bên theo đạo còn bên kia thì không. Ngày nay, việc kết hôn khác đạo đã trở nên phổ biến vì thế nghi thức Lễ Gia Tiên theo Công Giáo cần được cử hành một cách linh động, phù hợp với từng gia đình và hoàn cảnh cụ thể. Vì thế có trường hợp tổ chức, có trường hợp không, có trường hợp tổ chức ở cả Nhà Trai lẫn Nhà Gái, có trường hợp chỉ tổ chức ở một nhà. Quan trọng hơn hết là các gia đình Công Giáo hiểu được ý nghĩa của nghi thức, và nếu tổ chức thì cố gắng đạt được các ý nghĩa ấy.

 

 

7. Chuẩn bị Lễ Gia Tiên theo Công Giáo cần làm gì?

 

            Nếu muốn tiến hành Lễ Gia Tiên theo nghi thức Công Giáo, gia đình cần chuẩn bị những bước sau đây:

• Trao đổi với phía nhà thông gia, nếu như thông gia là cùng chung Đạo là quá tốt mà nếu thông gia khác đạo thì nên có lời thông báo trước giúp họ hiểu được trình tự nghi thức Lễ Gia Tiên theo Công Giáo và chuẩn bị tâm lý phù hợp.

• Chọn người hướng dẫn có tư cách và năng động để buổi lễ được trang trọng, đạt ý nghĩa trọn vẹn đồng thời giúp tạo bầu khí thân mật giữa hai gia đình ngay từ đầu.

• Người hướng dẫn phải am hiểu nghi thức, tốt nhất hãy trao đổi trước để sắp đặt nội dung chương trình hợp lý. Người hướng dẫn cũng cần nhận diện được những nhân vật quan trọng của hai bên gia đình, để có cách nói chuyện tự nhiên và tế nhị.

• Nội dung nghi lễ cần ngắn gọn nhưng đầy đủ. Vào ngày Cưới Hỏi, gia đình thưởng mới đông khách khứa nếu kéo dài quá sẽ gây bất tiện cho mọi người xung quanh, nhất là sau đó có tổ chức tiệc tùng, ăn uống.

•Thực hiện trang trí không gian vừa phù hợp với tính chất của ngày Cưới Hỏi vừa thể hiện sự trang nghiêm của buổi lễ và tôn vinh ý nghĩa cao đẹp của nghi thức Lễ Gia Tiên theo Công Giáo.

 

 

 

8. Trình tự Lễ Gia Tiên Đính Hôn theo Công Giáo

 

 

            Lưu ý nghi thức Lễ Đính Hôn chỉ diễn ra tại Nhà Gái nên không có phần Lễ Đón Dâu vì nghi lễ đó dành cho Ngày Cưới. Trước ngày tổ chức Lễ Đính Hôn, bên Nhà Gái sửa soạn mọi việc tươm tất, trang trí nhà cửa đẹp để nhằm đón tiếp Nhà Trai được chu đáo, còn phía Nhà Trai cần phải lên danh sách phải đoàn tham dự, chuẩn bị lễ vật đầy đủ. Vào thời gian ấn định, Chủ Hôn Nhà Trai đến Nhà Gái và tiến hành Lễ Nhập Gia. Sau khi nhập trạch, người hướng dẫn bên phía Nhà Gái tiến hành nội chương trình bao gồm những điểm sau:

•Hai bên chào hỏi, ổn định chỗ ngồi.

• Giới thiệu các thành viên tham dự.

• Nhà Trai giới thiệu mục đích của buổi lễ.

• Nhà Trai giới thiệu các Mâm Quả Cưới Hỏi.

• Nhà Gái đáp lời, chấp thuận.

• Tiến hành nghi thức Lễ Gia Tiên tại Nhà Gái.

          -  Tạ Ơn Thiên Chúa.

          -  Kính Nhớ Tổ Tiên.

          -  Lễ Mừng Cha Mẹ Vợ

• Lời chúc phúc và cảm ơn.

• Hai gia đình dự tiệc (nếu có).

• Nhà Trai xin từ biệt, ra về.

          Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trình tự tổ chức Lễ Đính Hôn theo phong tục truyền thống trong bài sau đây để thay đổi và áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế:

 

QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐÁM HỎI HAY LỄ ĐÍNH HÔN NHƯ THẾ NÀO LÀ CHUẨN?

 

 

 

 

 

9. Trình tự Lễ Gia Tiên Ngày Cưới theo Công Giáo

 

             Đối với Ngày Cưới thì Lễ Gia Tiên sẽ được diễn ra ở cả hai bên, nếu Nhà Gái gọi là Lễ Vu Quy thì bên phía Nhà Trai gọi là Lễ Tân Hôn. Trình tự của Lễ Vu Quy bên Nhà Gái tương tự như Lễ Đính Hôn nhưng sẽ có phần xin dâu và đón Cô Dâu về Nhà Trai, vì thế trình tự Lễ Gia Tiên Ngày Cưới theo Công Giáo tiếp nối như sau:

 

... (phần trước tương tự như Lễ Đính Hôn)

          Nhà Trai ngỏ lời làm Lễ Xin Dâu.

• Hai bên tiến hành lại quả trước Cổng Hoa.

• Đón Cô Dâu về Nhà Trai bằng xe cưới.

• Hai gia đình ổn định chỗ ngồi tại Nhà Trai.

•Giới thiệu những thành viên không tham dự Lễ Rước Dâu.

• Tiến hành nghi thức Lễ Gia Tiên tại Nhà Trai.

        -  Tạ Ơn Thiên Chúa.

        -  Kính Nhớ Tổ Tiên.

        -  Lễ Mừng Cha Mẹ Chồng.

• Lời chúc phúc và cảm ơn.

• Hai gia đình dự tiệc (nếu có).

• Nhà Gái từ biệt, ra về.

              Tất nhiên trình tự trên đây mang tính tham khảo, có thể áp dụng nếu Nhà Trai theo Công Giáo, còn trường hợp Nhà Trai không theo đạo thì hai bên gia đình cần hội ý trước để sắp xếp sao cho linh động, phù hợp nhất.

 

 

              Tôn trọng những phong tục truyền thống và hiểu kính Ông Bà tổ tiên không những là việc nên làm mà còn là bổn phận và nghĩa vụ của con cháu đúng theo lời dạy của Chúa Giêsu. Vì thế khi bạn tìm hiểu những trình tự Lễ Gia Tiên theo nghi thức Công Giáo nên biết để áp dụng một cách đúng đắn trong Ngày Vui là điều đáng trân trọng. Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa với bài viết trên có thể phần nào đó cung cấp cho hai bạn trẻ những thông tin bổ ích hỗ trợ cho hai bạn lên kế hoạch tổ chức được một Lễ Gia Tiên chu đáo hơn nói riêng và cả một đám cưới thật mĩ mãn.

Ngoài ra, nếu bạn cần thêm thông tin về việc tổ chức Bí Tích Hôn phối tại Thánh đường hãy tham khảo thêm bài viết:

 

Bí Tích Hôn Phối Những Điều Cần Lưu Ý Khi Làm Lễ Tại Nhà Thờ

 

 

 

Tin tức khác