LỄ TÂN HÔN NHÀ TRAI NÊN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ ĐÁM CƯỚI THÊM PHẦN HOÀN HẢO?

 

                Lễ Tân Hôn hay chính là Lễ Cưới sẽ được cử hành tại Nhà Trai, là một phần không thể thiếu. Trong chuỗi các nghi thức quan trọng nhằm hoàn thành việc tổ chức Cưới Hỏi cho hai vợ chồng trẻ theo tục lệ truyền thống. Trong ngày đặc biệt này, gia đình Nhà Trai sẽ đón tiếp bà con và các vị khách quý đến dự, chắc chắn sẽ không ai mong muốn có bất kỳ sai sót nào xảy ra. Nếu muốn như vậy bên Nhà Trai chúng ta nên cần chuẩn bị những gì đễ Lễ Tân Hôn được trọn vẹn?

 

 

1. Việc cần làm từ 3 - 4 tháng trước Lễ Tân Hôn

1.1 Lên kế hoạch và dự trù chi phí đám cưới

1.2 Sửa chữa, tân trang nhà cửa.

1.3 Chọn may hoặc thuê trang phục

1.4 Sắm sửa sính lễ, mâm quả rước Dâu

1.5 Sắm nữ trang tặng con Dâu.

1.6 Chọn mua Nhẫn Cưới.

1.7 Chuẩn bị tiền nạp tải.

 

2. Việc cần làm từ 1 - 2 tháng trước Lễ Tân Hôn

2.1 Lên danh sách người tham dự

2.2 Đặt Trang Trí Nhà Lê Gia Tiên

2.3 Đặt quay phim, chụp hình

2.4 Thuê đội bưng quả nam

2.5 Chọn người làm rễ phụ

2.6 Nhờ người làm Chủ Hôn

2.7 Lựa chọn nhà hàng tiệc cưới ưng ý

2.8 Chuẩn bị quả cưới cho cặp đôi

 

3. Việc cần làm từ 1 - 2 tuần trước Lê Tân Hôn

3.1 Lau dọn bàn thờ Ông Bà

3.2 Viết kịch bản và lời phát biểu

3.3 Đặt xe hoa, Trang trí và chuẩn bị phương tiện di chuyển

3.4 Đặt hoa cầm tay, hoa cài áo

3.5 Phong bì lì xì cho bưng quả

 

 

 

1.  Việc cần làm từ 3 - 4 tháng trước Lễ Tân Hôn

  1.1    Lên kế hoạch và dự trù chi phí đám cưới

                     Điều quan trọng nhất để có được một đám cưới ổn thỏa thì câu trả lời đầu tiên sẽ là vấn đề về chi phí. Đây là điều mà bạn cần quan tâm đầu tiên khi chuẩn bị hôn lễ. Sẽ có rất nhiều khoản mà bên nhà trai sẽ phải độc lập riêng. Tốt nhất hãy lên kế hoạch chi tiết về mức chi tiêu cần thiết. Chia nhỏ phần chuẩn bị thành từng khâu và xác định xem khoản tiền bỏ ra là bao nhiêu. Tùy theo điều kiện gia đình sẽ cân đối tài chính sao cho hợp lý nhất.

 

 

                     Không nên tính toán chi phí quá chung chung rất dễ phát sinh thêm nhiều vấn đề khác. Bởi việc làm đám cưới thật sự không đơn giản. Nếu tình hình tài chính eo hẹp, hãy cân nhắc lượt bớt các thủ tục không cần thiết. Đừng quên dự trù thêm chi phí đám cưới để tránh phát sinh rắc rối nhé!

 

 

                    Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay tiệc cưới phần lớn là do hai vợ chồng trẻ tự lo toan tất cả, hầu hết các chi phí đều tự hai bạn xoay sở. Với mức tài chính có hạn thì để tổ chức được một đám cưới chu đáo, ổn thỏa và có được vui vẻ của hai bên gia đình, luôn là mong muốn lớn nhất của hai bạn. Hiểu được điều đó, cảm thông được nguyện vọng của đôi vợ chồng trẻ. Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa xin chia sẽ với hai bạn KINH NGHIỆM TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI SIÊU TIẾT KIỆM TRONG GIAI ĐOẠN KINH TẾ KHÓ KHĂN HIỆN NAY Là một trong bài viết tâm huyết, hy vọng gửi một chút giá trị đến hai vợ chồng trẻ. Qua những kinh nghiệm hữu ích trên có thể giúp đỡ được phần nào nỗi lo về chi phí đám cưới.

 

 

 

1.2    Sửa chữa, tân trang nhà cửa

 

                    Sửa nhà là công việc rất quan trọng, không chỉ để có ngôi nhà khang trang chuẩn bị việc tiếp đón khách chu đáo, mà điều này còn vô cùng cần thiết nếu bạn chưa có nhà riêng. Khi còn sống chung với Ba Mẹ và các Anh Chị Em, việc gia đình có thêm một người con gái mới đến, đòi hỏi mọi thứ phải kín đáo hơn. Do đó, khoảng 3 – 4 tháng trước Ngày Cưới, bạn cần sửa sang, tân trang lại ngôi nhà, chuẩn bị một căn phòng khép kín, riêng tư làm tổ ấm cho cả hai.

 

 

 

1.3    Chọn may hoặc thuê trang phục

 

                     Chỉ chuẩn bị trang phục cho Chú Rễ thôi sẽ tương đối đơn giản, bởi vì đồ mặc của Chú Rể có thể đã được studio chụp ảnh lo trọn gói, nhưng nếu trang phục cho cả gia đình gồm Cha Mẹ, Anh Chị Em lại là một vấn đề khác.

 

                     Hãy cân nhắc việc may hoặc thuê phục trang tùy thuộc vào sở thích và điều kiện kinh tế của bạn, nếu như chọn may thì nên tiến hành thật sớm, bởi đó là cả một quá trình gồm chọn vải, chọn kiểu, lấy số đo, thử đồ,... Đối với vấn đề này, Chú Rễ có thể cân nhắc chọn may áo vest cho Ba và áo dài cho Mẹ, bởi vì không chỉ dịp Đám Cưới này mà nếu có tiệc tùng, hay sự kiện quan trọng nào khác cũng có thể dùng được.

 

 

1.4    Sắm sửa sính lễ, mâm quả rước Dâu

 

 

                     Sính lễ Cưới Vợ hay Mâm Quả Cưới (người Miền Bắc gọi là Tráp Đám Cưới) chính là những vật phẩm Nhà Trai mang đến trao tặng nhà gái để rước dâu theo phong tục truyền thống. Chuẩn bị sính lễ chu đáo được xem là lời cảm ơn chân thành của nhà trai đối với nhà gái vì công sinh thành, dưỡng dục nên Cô Dâu.

                   

 

 

                   Vì vậy, trước lúc sắm sửa sính lễ, nhà trai nên hội ý với bên đằng gái trước để biết yêu cầu, nguyện vọng cụ thể như thế nào để sửa soạn cho hợp lý, hoặc nếu như việc này đã được hai bên bàn bạc vào ngày tổ chức Lễ Đính Hôn thì cứ như theo thỏa thuận mà triển khai.

 

1.5    Sắm nữ trang tặng con dâu

 

                     Trong buổi lễ gia tiên tại nhà gái, khi cô Dâu ra mắt bà con hai bên và cử hành các nghi lễ, Mẹ Chồng chuẩn bị sẵn một bộ nữ trang để tự tay đeo cho nàng dâu mới. Bộ nữ trang gồm một chiếc kiềng, một chiếc lắc (vòng tay), và một đôi bông tai thường làm bằng vàng 24K, hoặc 18K…

 

 

                    Tất nhiên, Nhà Trai phải dựa trên điều kiện kinh tế mà chuẩn bị bộ trang sức sao cho phù hợp, chứ nhà gái đa phần không đòi hỏi. Nhưng cần biết rằng, bộ trang sức dù cho cầu kỳ hay đơn giản vẫn là một khoản chi phí cưới vợ đáng kể.

1.6    Chọn mua Nhẫn Cưới

 

                    Nghi thức trao Nhẫn Cưới là một trình tự quan trọng của Lễ Gia Tiên, vì thế, cặp Nhẫn Cưới cần được mua trước đó từ 2 – 3 tháng, thậm chí nếu có thời gian chuẩn bị kỹ hơn, bạn nên lập kế hoạch trước 5 – 6 tháng.

 

 

                   Quyết định mua Nhẫn Cưới sớm sẽ giúp bạn chọn được thời điểm diễn ra các ngày lễ đặc biệt trong năm như Lễ Tình Yêu 14/02, Quốc Tế Phụ Nữ 08/03, Phụ Nữ Việt Nam 20/10,.. Vào những dịp này thường có những đợt khuyến mãi, giảm giá đáng kể, ít nhất là 10% đôi khi lên đến 30%.

 

 

 

1.7    Chuẩn bị tiền nạp tài

                    Tiền nạp tài là gì? Tiền nạp tài hay được biết đến nhiều hơn với tên gọi tiền nát, lễ đen hoặc có nơi gọi là tiền dẫn cưới. Đây là một khoản tiền do Nhà Trai chuẩn bị trước hôm cưới, đặt trong phong bao lì xì màu đỏ để đưa sang Nhà Gái.

 

 

                   Tiền nạp tài mang ý nghĩa như là món quà mà Nhà Trai dành để tỏ lòng cảm ơn Nhà Gái đã có công sinh thành, dưỡng dục Cô Dâu, cũng như chia sẻ một phần chi phí cho việc tổ chức Cưới Hỏi. Tùy theo cách tổ chức của mỗi gia đình mà tiền nạp tài được Nhà Trai trao trong Lễ Đính Hôn, hay Lễ Cưới, nếu như Lễ Đính Hôn đã trao rồi thì bỏ qua.

 

 

 

 

 2.  Việc cần làm từ 1 - 2 tháng trước Lễ Tân Hôn.

  2.1    Lên danh sách người tham dự

 

 

                      Lễ Tân Hôn vốn chỉ gồm những người thân thiết, người trong gia đình, dòng tộc, nhưng không phải người thân nào cũng được mời tham dự Lễ Tân Hôn, bởi còn gặp giới hạn về không gian tổ chức. Do đó việc lên danh sách người tham dự là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, nếu nhờ ai đi đón dâu cùng thì bạn cũng biết cách mời cho đúng phép tắc, và những mối quan hệ khác có thể mời tham dự buổi tiệc sau Lễ Tân Hôn.

 

 

 

 

 2.2    Đặt Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên 

 

 

                      Lễ Tân Hôn ở Nhà Trai cần trang trí những gì? Cổng hoa, bàn ghế hai họ, bàn thờ gia tiên, hoa tươi để bàn, bình trà, tách trà... là những chi tiết trang trí cơ bản mà Nhà Trai cần chuẩn bị.

 

 

 

                     Ngoài ra, còn phải dựa trên số lượng khách Nhà Gái tham dự và diện tích của Nhà Trai mới biết được nên trang trí những gì, trang trí ra sao, cũng như cần có đơn vị chuyên Trang Trí Gia Tiên đến khảo sát thực tế. Để chuẩn bị tốt, gia đình nên tiến hành chọn và đặt cọc dịch vụ trang trí ít nhất trước 01 tháng.

 

 

 

 

2.3    Đặt quay phim chụp hình

 

 

                      Chọn đội ngũ để ghi lại hình ảnh kỹ niệm của gia đình vào ngày tổ chức Lễ Tân Hôn là việc làm không thể thiếu, và công việc này thường do nhà trai chịu chi phí, bao gồm cả người chụp hình cho nhà gái nếu có.

 

 

 

                     Để lưu giữ kỹ niệm, tùy theo nhu cầu của gia đình và cặp đôi mà chỉ chụp hình là đủ, hay còn cần thêm quay phim nữa. Trong nhiều sự lựa chọn hiện nay, thể loại quay phim, chụp hình phóng sự có vẻ đang được lòng các cặp đôi nhất.

 

 

 

 

 

2.4    Thuê đội bưng quả nam

 

 

                      Đội ngũ bưng quả góp phần làm đẹp cho buổi Lễ Tân Hôn, nhất là khi bạn sở hữu một đội hình đồng đều, trang phục hợp thời trang chắc chắn sẽ tạo nên ấn tượng tốt trong mắt nhà gái. Vì thế, nếu bạn mời được anh em, bạn bè, đồng nghiệp để phụ giúp việc bưng quả là rất tốt, chỉ cần nhớ chuẩn bị phục trang đồng bộ cho họ.

 

 

                      Hoặc trường hợp không có đủ người thân thiết, bạn nên sử dụng dịch vụ thuê người bưng quả, bạn có thể đặt dịch vụ bưng quả cùng lúc với Trang Trí Gia Tiên, hoặc đặt riêng ở nơi khác đều được.

 

 

2.5    Chọn người làm rể phụ

 

                      Vai trò của người phụ rể trong Lễ Tân Hôn tương đối quan trọng, bởi phụ rễ sẽ chịu trách nhiệm bưng khay rượu cùng với vị Chủ Hôn vào Nhà Gái xin làm Lễ Nhập Gia. Trong đời sống hàng ngày, phụ rể thường là người có mối quan hệ thân thiết với Chú Rể, vì thế trước Lễ Tân Hôn 1 – 2 tháng hãy ngỏ lời mời với cậu bạn thân, anh em trong gia đình hoặc đồng nghiệp thân để nhờ họ làm rể phụ. Ngoài ra, còn phải lưu ý vấn đề trang phục cho chàng phụ rể, nếu không có sẵn thì Chú Rể cũng phải chịu chi phí.

 

 

 

2.6    Nhờ người làm chủ hôn

 

                     Chủ Hôn thường là người có vai vế lớn trong gia đình, như ông trưởng tộc, trưởng họ; Hoặc có thể là Ông Nội, ông Ngoại; Hoặc Chú, Bác thậm chí là Ba của chú rể đều được. Tuy nhiên, Chủ Hôn cần có khả năng giao tiếp, khéo ăn nói để còn thay mặt cho nhà trai phát biểu... nên bạn có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm, chẳng hạn nhờ bạn bè của Ông Nội – Ông Ngoại, bạn của Ba Mẹ, thậm chí là phải thuê người làm Chủ Hôn chuyên nghiệp nếu thấy cần thiết.

 

 

 

2.7    Lựa chọn nhà hàng tiệc cưới ưng ý

 

 

                     Hai bạn nên tìm hiểu và khảo sát các nhà hàng tiệc cưới càng sớm càng tốt, ít nhất là từ 3 - 6 tháng vì những nhà hàng chất lượng, uy tín thường được ưu tiên lựa chọn từ rất sớm. Hơn thế nữa nếu ngày cưới của hai bạn là mùa cao điểm cưới và ngày tốt mà hai bạn chọn tất nhiên sẽ có rất nhiều cặp đôi cũng muốn đăng ký.

 

 

 

                     Các tiêu chí chính để chọn nhà hàng là: Không gian sảnh lịch sự, ấm cúng, giá cả thực đơn hợp lý, thức ăn ngon, hình thức và định lượng món ăn đầy đặn, phục vụ chu đáo. Đó là những vấn đề quan tâm chủ yếu của các đôi bạn trẻ khi tìm một nhà hàng để tổ chức tiệc cưới.

 

 

 

2.8    Chuẩn bị quà cưới cho cặp đôi

 

                     Ý muốn nói ở đây chính là quà do người thân bên nhà trai tặng cho hai vợ chồng trẻ, chẳng hạn như quà của Ông Bà, Ba Mẹ, Anh Chị Em, Chú Bác,... Nếu đã có ý định tặng quà cho con cháu thì nên có kế hoạch từ sớm.

 

 

 

                    Đa phần mọi người chọn tặng tiền, vàng hoặc đồ vật có giá trị, như vậy việc chọn quà đơn giản với người tặng hơn. Tuy nhiên, nếu người tặng có thời gian để chọn lựa hãy nghĩ đến những món quà cưới độc đáo, ý nghĩa hơn.

 

 

 

3.  Việc cần làm từ 1 - 2 tuần trước Lễ Tân Hôn

  3.1    Lau dọn bàn thờ Ông Bà

 

                       Trong khoảng 1 – 2 tuần trước Lễ Tân Hôn, gia đình bắt đầu tiến hành lau dọn bàn thờ Ông Bà, cho dù có thuê người làm Trang Trí Gia Tiên thì riêng bàn thờ phải do chính tay người nhà lau dọn. Kinh nghiệm lau dọn bàn thờ là bằng nước ấm, hoặc có nhà lại dùng rượu pha với gừng, tỏi hoặc một số loại thảo dược khác quế, hồi, đinh hương, bạch đàn... với tác dụng tẩy uế, trừ tà mang đến sự thanh tịnh cho nơi thờ tự.

 

 

 

 

3.2    Viết kịch bản lời phát biểu

                        Theo mình quan sát, dù đây là một công việc quan trọng nhưng ít có gia đình áp dụng. Muốn làm việc này, trước ngày cưới 1 – 2 tuần, sắp xếp một buổi gặp gỡ giữa hai vị Chủ Hôn, để cùng bàn bạc và lên lịch trình hay gọi là kịch bản cho Lễ Tân Hôn và Lễ Vu Quy. Khi nào hai ông thống nhất chương trình xong, sẽ phổ biến cho gia đình hai bên nắm rõ trình tự thủ tục.

 

 

                        Bên cạnh đó, dựa theo kịch bản mà soạn lời phát biểu cho phù hợp, nếu làm được như vậy thì buổi lễ sẽ diễn ra một cách trơn tru, tránh nhiều thiếu sót.

 

3.3    Đặt xe hoa, trang trí và chuẩn bị phương tiện di chuyển

 

                       Nhà trai cần thống nhất với nhà gái về số lượng người bên họ nhà gái sẽ đi đưa dâu là bao nhiêu, căn cứ trên đó để chuẩn bị phương tiện đưa đón người Nhà Gái, việc này tuy nhỏ nhưng cần chuẩn bị chu đáo cho đúng phép tắc. Về phần xe hoa, Chú Rễ có thể tự đặt riêng theo ý thích về loại xe, kiểu dáng, màu sắc (đa phần xe hoa cưới màu trắng hoặc đỏ).

 

 

                     Nhưng nếu muốn đám cưới thêm hài hòa thì việc trang trí xe hoa nên để cho bên Trang Trí Gia Tiên thực hiện, bởi họ có thể sử dụng chính loại hoa, màu hoa trong trang trí nhà để trang trí xe.

 

3.4    Đặt hoa cầm tay, hoa cài áo

 

                       Trong quá trình thực hiện nghi lễ tại nhà gái, Chú Rể mang theo một bó hoa cầm tay, khi Cô Dâu ra mắt hai họ thì bó hoa này sẽ được trao tặng cho Cô Dâu, ngay sau đó cả hai cùng thực hiện nghi lễ trao Nhẫn Cưới. Tuy hoa cưới do Chú Rể trao, nhưng Cô Dâu là người sẽ cầm bó hoa xuyên suốt buổi lễ, vì vậy hãy cho các nàng tự chọn theo sở thích.

 

 

                     Trước ngày cưới 1 -2 tuần, cả hai nên dành thời gian đến tiệm hoa để tham khảo các bó hoa, chọn loại hoa cũng như Chú Rể có thể đặt thêm hoa cài áo cho những thành viên trong gia đình

 

 

 

 

3.5    Phong bì lì xì cho bưng quả

 

                       Sau khi thực hiện nghi lễ “trả quả” chuẩn bị cho Nhà Trai rước dâu, còn có một nghi lễ nhỏ gọi là “trao duyên”. Để thực hiện nghi lễ này cần có phong bì lì xì màu đỏ, số lượng tương ứng với số người đi bưng quả. Bên trong phong bì bỏ một số tiền tượng trưng trung bình khoảng từ 50 ngàn – 100 ngàn, hoặc nhà nào sang hơn là 200 ngàn nhưng nên cho đồng đều nhau, tránh tình huống phong bì ít phong bì nhiều.

 

 

 

                     Trước khi xuất phát về Nhà Trai, Cô Dâu Chú Rể hoặc một người trong gia đình sẽ trao tận tay cho những người bưng quả, nhằm tránh quan niệm “bán duyên”, hay nỗi sợ “mất duyên” của người xưa, việc trao phong bì là cách giúp “giữ duyên” cho những người bưng quả.

 

                      Sau khi thực hiện nghi lễ “trả quả” chuẩn bị cho Nhà Trai rước dâu, còn có một nghi lễ nhỏ gọi là “trao duyên”. Để thực hiện nghi lễ này cần có phong bì lì xì màu đỏ, số lượng tương ứng với số người đi bưng quả. Bên trong phong bì bỏ một số tiền tượng trưng trung bình khoảng từ 50 ngàn – 100 ngàn, hoặc nhà nào sang hơn là 200 ngàn nhưng nên cho đồng đều nhau, tránh tình huống phong bì ít phong bì nhiều     

 

       

 

 

                     Trước khi xuất phát về Nhà Trai, Cô Dâu Chú Rể hoặc một người trong gia đình sẽ trao tận tay cho những người bưng quả, nhằm tránh quan niệm “bán duyên”, hay nỗi sợ “mất duyên” của người xưa, việc trao phong bì là cách giúp “giữ duyên” cho những người bưng quả.

 

 

                     Bài viết trên đây là toàn bộ câu trả lời cho những ai còn thắc mắc Nhà Trai cần chuẩn bị gì cho Lễ Tân Hôn? Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa hi vọng với một số lời khuyên trên sẽ giúp ích phần nào cho hai bạn trẻ có thêm hành trang trong việc tổ chức nên một đám cưới chu đáo. Chúc Hai bạn thành công.

 

Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa

Tin tức khác